Giáo trình tổ chức và thực hiện quyền hành pháp

240.000 ₫
200.000 ₫
-17% giảm
Giao đến (0) Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội
Số lượng
Thông tin chi tiết
Tên thuộc tínhGiá trị thuộc tính
Tác giả: Phạm Hồng Thái   Bùi Tiến Đạt  

Quyền lực nhà nước là vấn đề đã được quan tâm, nghiên cứu khá nhiều. Tuy nhiên, đối với nước ta để đáp ứng cho công cuộc đổi mới đất nước, việc nghiên cứu về tổ chức quyền lực nhà nước vẫn được đặt ra như một nhu cầu cấp bách. Cùng với sự chuyển biến về kinh tế, bộ máy nhà nước cũng cần có sự thay đổi tương ứng sao cho phù hợp với các yêu cầu của xã hội. Chủ trương của Đảng và Nhà nước trong suốt thời gian qua về việc xây dựng Nhà nước Pháp quyền của dân, do dân và vì dân, trong đó quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là đồng nhất. Nghiên cứu cấu trúc quyền lực nhà nước sẽ mở đường cho quá trình tìm hiểu về tính chất quyền lực nhà nước, làm sáng tỏ nội dung của quyền lực nhà nước và từ đó tạo ra khả năng khái quát cao hơn trong việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nớc trong điều kiện đổi mới hiện nay. Mặc dù Hiến pháp đã ghi nhận khá rõ về các quyền trong hệ thống quyền lực nhà nước, nhưng làm sao có thể đảm bảo thực hiện đúng trên thực tế, lại là vấn đề không đơn giản, nhất là đối với việc thực hiện quyền hành pháp. Các cơ quan hành pháp là nơi chỉ đạo việc thi hành pháp luật, trực tiếp quản lý các lĩnh vực của xã hội, có liên quan trực tiếp đến người dân. Trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, việc xác định chính xác vị trí, vai trò của quyền hành pháp có ảnh hưởng rất lớn đến các quyền khác trong cơ cấu quyền lực nhà nước và toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thế nào để có thể phát huy hơn nữa hiệu quả của việc thực hiện quyền này là một vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.

Viết đánh giá của riêng bạn
*
*
Tệ
Cực kỳ hài lòng
Thẻ sản phẩm